#ls #lslawfirm #thuongnhannuocngoai #hoatdongtaivietnam
Khi Việt Nam trở thành đối tác chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới thì hoạt động thương mại tại Việt Nam diễn ra ngày càng sôi nổi và đây cũng là môi trường đầu tư của nhiều thương nhân nước ngoài hướng đến.
Vậy thương nhân là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương Mại 2005 quy định “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Dựa trên quy định thì thương nhân được định nghĩa gồm hai loại như sau:
Khái niệm về thương nhân đã gây ra nhiều bất cập trong thực tiễn bởi luật chưa có quy định như thế nào là hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên. Hơn nữa, thiếu sự nhất quán giữa các quy định về thương nhân như yếu tố có đăng ký kinh doanh được xem là một trong những dấu hiệu nhận diện thương nhân dựa trên khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005. Tuy nhiên, tại Điều 7 Luật này quy định “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật”. Từ quy định này có thể ngầm hiểu rằng, các tổ chức, cá nhân khi chưa đăng ký kinh doanh nhưng vẫn được xem là thương nhân. Chính vì lẽ đó, mà gây nên thiếu nhất quán giữa các quy định về thương nhân theo pháp luật hiện hành.
Vì vậy, cần có sự cải cách về khái niệm thương nhân theo quy định tại Luật thương mại 2005, để việc áp dụng phù hợp với thực tiễn và khắc phục những trường hợp thiếu thống nhất giữa các quy định như giữa Điều 6 và Điều 7 của Luật thương mại 2005 nêu trên.
Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 16 Luật Thương mại 2005 thì thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
“1. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
2. Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.
3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.”
Như vậy, việc xác định thương nhân nước ngoài căn cứ theo quy định của pháp luật nước ngoài. Những tổ chức, cá nhân này vẫn phải hoạt động thương mại một cách thường xuyên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng những doanh nghiệp do thương nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh nhưng được thành lập dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam hoặc những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì vẫn được xem là thương nhân Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng những doanh nghiệp do thương nhân nước ngoài đăng ký kinh doanh nhưng được thành lập dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam hoặc những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì vẫn được xem là thương nhân Việt Nam.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về Thương nhân và thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Qúy khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý liên quan khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.