#ls #lslawfirm #batdongsancoyeutonuocngoai #hiepdinhtuongtrotuphap
Đối với quan hệ thừa kế, đây là một trong những vấn đề khi phát sinh tranh chấp thường khó giải quyết. Đặc biệt là thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài, khi các quan hệ này phát sinh các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước sẽ được xem xét áp dụng. Hãy cùng LS Law Firm tìm hiểu về thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài theo một số hiệp định tương trợ tư pháp thông qua bài viết dưới đây!
Yếu tố nước ngoài
Theo Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau:
Ví dụ, anh A (quốc tịch Việt Nam) và chị B (quốc tịch Hàn Quốc) là vợ chồng, khi anh A mất có để lại di sản thừa kế là một căn nhà mà A sở hữu tại Việt Nam cho B. Đây là một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Trường hợp D và H đều là công dân Việt Nam, đang đi du lịch tại Thái Lan, tại đây D đã quyết định chuyển nhượng cho H một mảnh đất tại tỉnh X của Việt Nam mà D đang sở hữu hợp pháp. Do giá đất đang tăng cao nên H đã thỏa thuận với D xác lập hợp đồng chuyển nhượng ở đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan. Yếu tố nước ngoài của hợp đồng chuyển nhượng này nằm ở việc tuy D và H đều là người Việt Nam nhưng việc xác lập hợp đồng xảy ra tại nước ngoài.
Cũng như ví dụ trên D và H đều là công dân Việt Nam và hiện đang sinh sống tại Việt Nam nhưng trong trường hợp này D thực hiện chuyển nhượng cho H một mảnh đất tại bang Texas (Hoa Kỳ), biết rằng mảnh đất này thuộc sở hữu hợp pháp của D theo quy định của pháp luật, đây cũng là một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài do có đối tượng của quan hệ ở nước ngoài.
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và một số nước
Theo Điều 18 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về dân sự và hình sự thì Tòa án của một trong hai Bên ký kết ra quyết định sẽ được coi là có thẩm quyền đối với vụ việc nếu như bất động sản nằm trên lãnh thổ của Bên ký kết đó. Điều này có thể hiểu là nếu có tranh chấp về thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài liên quan đến Việt Nam hoặc Trung Hoa thì bất động sản nằm ở lãnh thổ của bên nào thì Tòa án của Bên đó sẽ có thẩm quyền đối với vụ việc.
Theo khoản 2 Điều 35 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự thì pháp luật điều chỉnh quyền thừa kế bất động sản là pháp luật của nước ký kết nơi có bất động sản; cũng theo khoản 2 Điều 38 của Hiệp định này thì thẩm quyền giải quyết thừa kế bất động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi có bất động sản. Trường hợp mà tài sản thừa kế sẽ chuyển giao cho Nhà nước, thì bất động sản thuộc về nước nơi có bất động sản.
Còn theo Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào về dân sự và hình sự quy định về áp dụng pháp luật thừa kế cũng sẽ được thực hiện theo pháp luật của Nước ký kết nơi có di sản là bất động sản. Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật, hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, mà theo pháp luật của Nước ký kết, di sản nói trên trở thành tài sản của Nước ký kết thì bất động sản trở thành tài sản của Nước ký kết nơi có bất động sản đó.
Khi xảy ra các tranh chấp về quyền thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài thì tùy vào Hiệp định mà Việt Nam ký kết mà sẽ có quy định khác nhau về pháp luật áp dụng. Nhưng nhìn chung hầu hết các Hiệp định đều quy định về việc áp dụng pháp luật sẽ được thực hiện theo nơi có di sản là bất động sản.
Trên đây là một số quy định về thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài; có thể thấy để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ thừa kế, các chủ thể cần xác định được đặc điểm cơ bản của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Từ đó xem xét những quy định pháp luật phù hợp để áp dụng trong việc bảo vệ tốt nhất những quyền lợi cho bản thân và những người thân xung quanh.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài theo một số hiệp định tương trợ tư pháp dựa trên quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết.
Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép, sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.