Sáp nhập là hoạt động xảy ra khi các doanh nghiệp, thường là các doanh nghiệp trong cùng một ngành, nghề kinh doanh đồng ý hợp lại thành một doanh nghiệp mới có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh cao hơn. Vậy, sáp nhập doanh nghiệp được hiểu như thế nào? Thủ tục tiến hành sáp nhập ra làm sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Sáp nhập doanh nghiệp là gì?
Khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (“LDN 2020”) quy định về Sáp nhập công ty như sau:
“1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.
Khoản 2 Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018 (“LCT 2018”) về các hình thức tập trung kinh tế quy định về sáp nhập như sau:
“2. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”.
Như vậy, có thể xác định sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp (doanh nghiệp bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một doanh nghiệp khác (doanh nghiệp nhận sáp nhập). Sau khi sáp nhập. doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại.
Hình thức sáp nhập?
* Dựa vào cấu trúc của doanh nghiệp, có các hình thức sáp nhập như sau:
* Dựa trên cách thức cơ cấu tài chính, có hai hình thức sáp nhập như sau:
Trình tự, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
Khoản 2 và 4 Điều 201 LDN 2020 quy định trình tự, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
Bước 2: các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của pháp luật. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.
Bước 3: thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập. Hồ sơ thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập bao gồm các giấy tờ sau đây:
Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị sáp nhập để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
* Lưu ý: Các công ty thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của LCT 2018 về sáp nhập công ty. Cụ thể:
Hậu quả pháp lý sau khi sáp nhập doanh nghiệp
Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.
Như vậy, việc sáp nhập sẽ dẫn đến sự hình thành các doanh nghiệp có sức mạnh và lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp bị sáp nhập. Các doanh nghiệp được hình thành sau khi sáp nhập doanh nghiệp có thể lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình để triệt tiêu cạnh tranh. Do đó, các doanh nghiệp ngoài việc tuân thủ các trình tự, thủ tục khi Sáp nhập doanh nghiệp thì cần lưu ý kiểm soát tập trung kinh tế khi tiến hành sáp nhập.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là nội dung về thủ tục sáp nhập công ty. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn nội dung nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào điều xem như không được phép./.