#ls #lslawfirm #thoathuantrongtai #vohieu
Việc lựa chọn Trọng tài làm cơ quan giải quyết tranh chấp trong quan hệ thương mại tại Việt Nam đang trở nên rất phổ biến. Khi giải quyết tranh chấp bằng hình thức này, pháp luật về trọng tài cho phép các bên được phép lựa chọn như Trọng tài viên, luật áp dụng, ngôn ngữ giải quyết tranh chấp,… để giải quyết. Tuy nhiên có phải mọi trường hợp giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đều có giá trị pháp lý và được thi hành?
1. Tranh chấp thuộc thẩm quyền của Trọng tài
Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 thì thoả thuận trọng tài được hiểu là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh. Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn. Trong đó, theo Điều 2 của Luật này thì các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết bằng Trọng tài bao gồm:
2. Thỏa thuận Trọng tài vô hiệu
Căn cứ Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại thì thoả thuận trọng tài vô hiệu là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, cụ thể là các lĩnh vực đã được đề cập ở trên.
Thứ hai, người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cụ thể, người xác lập thỏa thuận trọng tài không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.
Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.
Thứ ba, người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự. Điều này được hiểu là người xác lập là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này thì Tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự. Các chứng cứ cần thu thập như giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Thứ tư, hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định của Luật Trọng tài thương mại. Cụ thể, thỏa thuận trọng tài được xác lập bằng một trong các hình thức sau:
(i) Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
(ii) Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
Thứ năm, một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu..
Thứ sáu, thỏa thuận trọng tài thuộc trường hợp quy định tại Điều 123 của Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể là các thỏa thuận trọng tài có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì thỏa thuận Trọng tài đó bị vô hiệu.
Như vậy, hiện nay theo Luật Trọng tài thương mại 2010 thì có sáu trường hợp làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Các chủ thể khi đưa ra thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài nhưng chỉ cần thuộc một trong sáu trường hợp nêu trên thì Thỏa thuận này xem như vô hiệu. Điều này nhằm đảm bảo sự công bằng của pháp luật, đảm bảo niềm tin, quyền và lợi ích tốt nhất cho các chủ thể khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về Thỏa thuận Trọng tài vô hiệu dựa trên quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép, sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.