#ls #lslawfirm #phienhop #yeucau
Thay đổi, bổ sung yêu cầu là quyền của đương sự, thể hiện quyền tự định đoạt của họ trong tố tụng dân sự. Bài viết này sẽ trình bày những quy định về chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu tại hoặc sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trong tố tụng dân sự.
Đối với trường hợp đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu tại hoặc sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải lần thứ hai trở lên:
+ Trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (điểm a khoản 2 Điều 210 BLTTDS 2015);
+ Sau thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải;
+ Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm (Điều 243 BLTTDS 2015).
+ Nếu nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện (theo mọi chiều hướng) trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì sẽ được Tòa án chấp nhận.
+ Nếu nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu sau thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải hoặc tại phiên tòa thì Tòa án chỉ chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu.
+ Tương tự, đối với trường hợp tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, đương sự bổ sung, thay đổi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu nhưng có lý do chính đáng thì Tòa án chỉ chấp nhận nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định thế nào là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định hiện hành về cách hiểu của yêu cầu khởi kiện ban đầu từ đó suy ra vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện là gì. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 188 BLTTDS 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án”. Như vậy, có thể hiểu vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu là yêu cầu vượt quá một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau.
Như vậy, pháp luật tố tụng dân sự đã có những quy định cụ thể về trường hợp đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu tại hoặc sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải để phục vụ cho quá trình thụ lý giải quyết vụ án dân sự. Ngoài ra, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn cần được xem xét cẩn thận để vừa đảm bảo giải quyết vụ việc được toàn diện, vừa đảm bảo thi hành đúng quy định của pháp luật và bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về quy định về chấp nhận những trường hợp thay đổi, bổ sung yêu cầu tại hoặc sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải trong tố tụng dân sự dựa trên quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào điều xem như không được phép./.