#ls #lslawfirm #thamquyenvatrachnhiemcuatoaan #bienphapkhancaptamthoi
Tòa án là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự. Trong phạm vi bài viết này sẽ làm rõ thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và trách nhiệm của Tòa án khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
“1) Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2) Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.”
Ngoài ra tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP còn quy định “trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm xem xét, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”
Lưu ý: Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết việc dân sự.
Trường hợp nào Tòa án có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không cần có yêu cầu của đương sự?
Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và hướng dẫn tại Điều 5 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP, Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
Ví dụ: Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng” quy định tại khoản 2 Điều 114 và Điều 116 của Bộ luật Tố tụng dân sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: Việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng; xét thấy việc cấp dưỡng đó là có căn cứ; nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người được cấp dưỡng và đương sự chưa có điều kiện thực hiện được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Lưu ý: Khi tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể, ngoài việc phải thực hiện đúng quy định tại điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật liên quan để ra quyết định.
Ví dụ: Trong vụ án xác định cha cho con, nguyên đơn yêu cầu Tòa án xác định ông A là cha cháu C (12 tuổi), mẹ cháu C mất năng lực hành vi dân sự, cháu C không có ai nuôi dưỡng, chăm sóc, không có người thân thích. Bà D có đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 tự nguyện đảm nhận việc giám hộ thì Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giao cháu C cho bà D nuôi dưỡng, chăm sóc trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án.
Trách nhiệm của Tòa án khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Ví dụ: Anh A có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản là ngôi nhà X của ông B nhưng Tòa án lại ra quyết định phong tỏa tài sản Y của ông B ở nơi gửi giữ.
Ví dụ: Công ty C có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa số tiền một tỷ đồng trong tài khoản của công ty D tại ngân hàng Z, nhưng Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa một tỷ đồng trong tài khoản của công ty D và áp dụng bổ sung biện pháp phong tỏa tài sản Y của công ty D tại nơi gửi giữ.
Kết luận: Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp do Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án để ra quyết định áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp được luật cho phép. Tòa án phải có trách nhiệm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đúng quy định của pháp luật và đúng theo nội dung yêu cầu của đương sự, nếu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây chúng tôi đã trình bày đến Quý khách “Thẩm quyền và trách nhiệm của tòa án trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời” dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào điều xem như không được phép./.