#ls #lslawfirm #thamquyen #toaannhandancaccap
Khi có tranh chấp liên quan đến các vấn đề dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại hoặc lao động thì tùy vào tính chất thực tế của vụ việc mà bạn phải gửi đơn yêu cầu đến đúng tòa án có thẩm quyền giải quyết để không bị trả lại đơn khởi kiện. Để biết thêm thông tin, LS Law Firm xin cung cấp cho bạn đọc những vấn đề liên quan đến thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân các cấp qua bài viết dưới đây!
- Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự các tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm được quy định cụ thể tại Điều 35 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 (“BLTTDS”) như sau:
- Những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện bao gồm:
- Những tranh chấp và yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều này.
- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
- Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự các tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm được quy định cụ thể tại Điều 37 BLTTDS 2015 như sau:
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Qua những quy định trên của BLTTDS 2015, có thể thấy thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự theo các cấp của Tòa án được quy định khá chặt chẽ và đầy đủ, phù hợp với thực tiễn xét xử, giúp cho việc thực hiện và áp dụng trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc quy định xét xử theo các cấp Tòa án sẽ giúp cho quá trình tố tụng được thống nhất và tránh việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về Thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam dựa trên thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Qúy khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý liên quan khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.