#ls #lslawfirm #thamnhung #thamotaisan
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi và được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Đối tượng của tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn và người này thể hiện hành vi lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được lợi ích mong muốn không chính đáng.
Vấn đề này vô cùng phổ biến, mang tính đặc thù và xuất hiện ở nhiều nơi. Chủ yếu diễn ra nhiều ở các quốc gia có nền kinh tế kém hoặc đang phát triển so với các quốc gia phát triển. Có nhiều dạng tham nhũng như: tham nhũng lớn, tham nhũng nhỏ, tham nhũng chính trị, tham nhũng hành chính, tham nhũng kinh tế,…
Ở mỗi quốc gia sẽ có những dấu hiệu riêng để nhận biết về tham nhũng như: các hành vi tham nhũng được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn; người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao; người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ vụ lợi.
Hành vi tham nhũng được thể hiện ở 7 tội danh khác nhau và tội tham ô tài sản được coi là một trong những hành vi tham nhũng đó và nó được quy định tại Điều 353 của Bộ luật Hình sự 2015 (“BLHS”). Trường hợp chủ thể của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn thì đây là một chủ thể đặc biệt, còn nếu trong trường hợp có đồng phạm thì người đồng phạm có thể là người không có chức vụ, quyền hạn và không được xem là chủ thể đặc biệt. Nhưng người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp này phải là người có chức vụ, quyền hạn.
Người thực hiện hành vi thuộc một trong ba trường hợp sau thì được coi là phạm tội tham ô tài sản:
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản mà còn vi phạm.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Xét về mặt chủ quan thì tội tham ô tài sản phải có tính chiếm đoạt nghĩa là với lỗi cố ý trực tiếp mà không phải qua trung gian với lỗi cố ý gián tiếp. Còn về mặt hình phạt của tội này thì được quy định một cách rõ ràng, cụ thể tùy vào số tiền chiếm đoạt mà có khung hình phạt tương ứng.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về tham nhũng và tham ô tài sản dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Qúy khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý liên quan khác, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia, Luật sư của LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.