#ls #lslawfirm #trongtaiquyche #trongtaivuviec
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế hay còn gọi là trọng tài thường trực. Vậy hai hình thức này có điểm gì khác biệt?
Khái niệm Trọng tài quy chế và Trọng tài vụ việc
Trọng tài quy chế và Trọng tài vụ việc có một số điểm khác biệt sau đây:
Tiêu chí |
Trọng tài quy chế |
Trọng tài vụ việc |
Đặc điểm |
Các Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước. Thể hiện ở chỗ các Trung tâm trọng tài không được thành lập bởi Nhà nước mà thành lập theo sáng kiến của các trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. |
Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp.
|
Cơ sở thường trực |
Các Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định. Giữa các Trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới. Cơ cấu của Trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của Trung tâm. Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch và có thể có Tổng thư ký Trung tâm trọng tài được cử bởi chủ tịch Trung tâm trọng tài. Các Trọng tài viên trong danh sách Trung tâm trọng tài có thể tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định. |
Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng. |
Hoạt động xét xử |
Hoạt động xét xử của Trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các Trọng tài viên của Trung tâm. Việc chọn hoặc chỉ định Trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp chỉ được giới hạn trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm. |
Hoạt động xét xử được tiến hành bởi Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thể có tên hoặc không có tên trong danh sách Trọng tài viên của bất cứ Trung tâm trọng tài nào. |
Quy tắc tố tụng riêng |
Mỗi Trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của Trung tâm trọng tài và không trái với quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại. Khi giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này. |
Không có quy tắc tố tụng riêng nên các bên trong tranh chấp phải tự thỏa thuận xây dựng quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp hoặc các bên có thể lựa chọn quy tắc tố tụng của bất kỳ trung tâm trọng tài nào; và không có sẵn một danh sách trọng tài. Vì vậy, đây là hình thức trọng tài mà quyền tự định đoạt của các bên được mở rộng tối đa. Tuy nhiên, cũng gặp những khó khăn nhất định trong chỉ định trọng tài nếu bị đơn không hợp tác, hoặc trọng tài do các bên tranh chấp lựa chọn không chọn được trọng tài viên thứ ba. |
Phí trọng tài |
Phí trọng tài thường cao hơn do hình thức trọng tài này phải duy trì bộ máy hoạt động thường xuyên với những chi phí hành chính. |
Có thể thấp hơn trọng tài quy chế do không có phí hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên phải thuê Thư ký để giúp việc cho Hội đồng Trọng tài thì chi phí giải quyết tranh chấp này có thể tăng thêm. |
Thời gian giải quyết tranh chấp |
Có thể kéo dài hơn trọng tài vụ việc do phải tuân thủ quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài đó. |
Được rút ngắn hơn do các bên tranh chấp có thể thỏa thuận để áp dụng một thủ tục tố tụng linh hoạt hơn. |
Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài |
Tòa án thường dễ dàng công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài quy chế. |
Việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài vụ việc có thể gặp khó khăn hơn. |
Pháp luật Trọng tài thương mại tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự. Vì vậy các bên trong quan hệ tranh chấp thương mại được quyền lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp là trọng tài quy chế hay trọng tài vụ việc tùy theo khả năng, nhu cầu và nguyện vọng của các đương sự.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây chúng tôi đã trình bày quy định về hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào điều xem như không được phép./.