#ls #lslawfirm #streamer #thue
Streamer là “nghề hot” không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, đem lại nguồn thu nhập khủng cùng sự nổi tiếng. Thu nhập của họ đến chủ yếu từ quảng cáo, lượt xem và sự ủng hộ của người xem. Và đa số sự ủng hộ của người xem được thực hiện thông qua hình thức “donate” (tiền ủng hộ). Vậy, streamer có phải nộp thuế cho khoản tiền được nhận từ người hâm mộ này hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc trên.
Streamer có được pháp luật ghi nhận là một nghề?
Trên thực tế, pháp luật thực định Việt Nam chưa có một định nghĩa cụ thể cho khái niệm “streamer” hay “nghề streamer” và bản thân hoạt động này cũng chưa được pháp luật Việt Nam công nhận là một nghề chính thức. Tuy nhiên, theo Phụ lục I danh mục nghề nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg ngày 26/11/2020 có quy định như sau:
"513. Nhà phát triển web và truyền thông đa phương tiện
Nhà phát triển web và truyền thông đa phương tiện kết hợp kiến thức thiết kế và kỹ thuật để nghiên cứu, phân tích, đánh giá, thiết kế, lập trình và sửa đổi các trang web và ứng dụng kết hợp văn bản, đồ họa, hoạt hình, hình ảnh, âm thanh và video và các phương tiện tương tác khác.
…
- Thiết kế, phát triển và tích hợp mã máy tính với các đầu vào chuyên dụng khác như tệp hình ảnh, tệp âm thanh và ngôn ngữ kịch bản, để sản xuất, duy trì và hỗ trợ các trang web;
- Hỗ trợ phân tích, chỉ định và phát triển các chiến lược Internet, phương pháp dựa trên web và kế hoạch phát triển.
Ví dụ về các nghề được phân loại ở đây:
- Lập trình viên hoạt hình
- Lập trình viên trò chơi máy tính
- Nhà phát triển Internet
- Lập trình viên đa phương tiện
- Nhà kiến trúc trang web
- Nhà phát triển trang web
- Youtuber
- Vlogger"
Như vậy, có thể xem streamer là một nhà phát triển web và truyền thông đa phương tiện như youtuber, vlogger.
Hiện nay, đối với công việc livestream cho người xem thông qua các nền tảng xã hội: Facebook, Instagram hay YouTube … vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng trong trường hợp có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm theo nguyên tắc tính thuế quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021.
Đối với trường hợp người xem trả phí để được tiếp tục hoặc để được xem streamer “biểu diễn, thể hiện” thì số tiền này được xem là tiền thù lao của streamer. Do đó, số tiền kiếm được từ hoạt động này vẫn có thể chịu thuế thu nhập cá nhân. Đối với tiền donate là số tiền mà người xem hoàn toàn tự nguyện gửi cho streamer và mang tính chất tặng cho nên số tiền này không thể xem là thù lao hay tiền hoa hồng. Do đó, số tiền kiếm được từ hoạt động này không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Lưu ý: Đối với trường hợp người xem ủng hộ theo hình thức quà tặng thì có hai trường hợp như sau:
Như vậy, kiếm tiền từ stream và được donate là khoản thu nhập từ kinh doanh nên vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Còn tiền được donate khi stream thì không được xem là tài sản phải chịu thuế. Đối với các streamer, đây là cách kiếm tiền chân chính và là sự công nhận của người xem đối với sản phẩm của họ.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây chúng tôi đã trình bày đến Quý khách về giải đáp streamer nhận tiền ủng hộ từ người xem có phải nộp thuế hay không dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào điều xem như không được phép./.