#ls #lslawfirm #quyenyeucau #bienphapkhancaptamthoi
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là một trong những chế định quan trọng được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Đương sự khi tham gia tố tụng cần nắm rõ quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong phạm vi bài viết này sẽ cung cấp đến Quý độc giả những quy định của pháp luật liên quan đến các chủ thể được quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và những trường hợp nào được áp dụng.
Chủ thể nào có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
(Sau đây gọi chung là “Đương Sự”).
Lưu ý: Tòa án có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không cần có yêu cầu của Đương Sự trong một số trường hợp luật định (Vấn đề này sẽ được phân tích chi tiết trong một bài viết sau).
Trường hợp nào Đương Sự có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự (Sau đây gọi tắt là “Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP”), trong quá trình giải quyết vụ án, Đương Sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp sau đây:
Ví dụ: A gây thương tích cho B. Tòa án đang giải quyết vụ án yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. B cần tiền ngay để điều trị thương tích tại bệnh viện nên B yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc A thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
Ví dụ: A khởi kiện tranh chấp ranh giới bất động sản liền kề với B, A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, buộc B giữ nguyên hiện trạng mốc giới ngăn cách đất, không được di dời.
Ví dụ: Trong vụ án ly hôn, người vợ đứng tên sổ tiết kiệm tại ngân hàng, người chồng yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản đứng tên người vợ để bảo đảm cho việc giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng.
Ví dụ: A là nguyên đơn, yêu cầu Tòa án buộc B phải trả cho A 1.000.000.000 đồng tiền vay, để bảo đảm cho việc thi hành án nên A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản thuộc quyền sở hữu của B là ngôi nhà X trị giá 900.000.000 đồng.
Trường hợp nào Đương Sự có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP, Đương Sự có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó khi có một trong các căn cứ sau đây:
Kết luận: Về nguyên tắc chung, Tòa án chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi Đương Sự có đơn yêu cầu (trừ những trường hợp ngoại lệ quy định tại Điều 135 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Đương Sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được nộp đồng thời với Đơn khởi kiện nếu trong tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây chúng tôi đã trình bày đến Quý khách “Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự” dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào điều xem như không được phép./.