#ls #lslawfirm #apdung #bienphapkhancaptamthoi
Hiện nay việc các chủ thể lựa chọn Trọng tài thương mại làm cơ quan giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại ngày càng phổ biến. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, để giải quyết các nhu cầu cấp bách của các bên, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc để bảo đảm việc thi hành phán quyết thì một trong các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Căn cứ theo Điều 48 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về quyền yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
“1. Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.”
Theo đó các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan. Hai chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài là Tòa án và Hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài ở đây là một hội đồng chính thức đã được lập ra và có thẩm quyền đối với một vụ tranh chấp nhất định.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc thẩm quyền áp dụng của Hội đồng trọng tài
Theo Điều 49 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp, cụ thể với một số biện pháp sau:
Có thể thấy Luật Trọng tài thương mại nêu cụ thể các biện pháp mà Hội đồng trọng tài được phép ban hành và không có quy định mở đối với các biện pháp khác phù hợp với từng trường hợp cụ thể, điều này cũng là một trong những điểm hạn chế nếu trong trường hợp cụ thể cần phải áp dụng một biện pháp khẩn cấp nào khác để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Hội đồng trọng tài không thể áp dụng biện pháp đó.
Như vậy, các chủ thể có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời gian chờ phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài để giải quyết các nhu cầu cấp bách như bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc để bảo đảm việc thi hành phán quyết.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dựa trên quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép, sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.