#ls #lslawfirm #pheduyet #duandautuxaydungnhao
Sự phát triển của kinh tế - xã hội kéo theo sự phát triển của các công trình xây dựng nhà ở do nhu cầu của người dân càng ngày càng được nâng cao. Vậy để thực hiện một dự án dầu tư xây dựng nhà ở thì việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thực hiện như thế nào?
1. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 13 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết như sau:
“1. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 và Khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ quy định tại Khoản 2 Điều này) thì thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng; Bộ Xây dựng có ý kiến thẩm định các nội dung về nhà ở nếu dự án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sở Xây dựng có ý kiến thẩm định các nội dung về nhà ở nếu dự án do ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo thấm quyền quy định của Luật Đầu tư công thì Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ thì thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
3. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.”
Căn cứ quy định Điều 20 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 28 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng như sau:
Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng và được thực hiện theo trình tự sau:
1. Lập, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng;
2. Điều tra, khảo sát thực địa; thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có liên quan để lập đồ án quy hoạch xây dựng;
3. Lập đồ án quy hoạch xây dựng;
4. Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng.
Như vậy, trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng được quy định như sau:
Bước 1: Lập, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng;
Bước 2: Điều tra, khảo sát thực địa; thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có liên quan để lập đồ án quy hoạch xây dựng.
Bước 3: Lập đồ án quy hoạch xây dựng;
Bước 4: Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng.
2. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Điều 15 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết như sau:
Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và pháp luật về xây dựng khi thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở.
Chủ đầu tư dự án phải xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo nội dung và tiến độ dự án đã được phê duyệt; trường hợp phải xây dựng các công trình hạ tầng xã hội theo quyết định phê duyệt dự án hoặc theo quyết định, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải thực hiện theo đúng nội dung, tiến độ dự án đã được phê duyệt và theo nội dung văn bản đã được chấp thuận.
Như vậy, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải tuân thủ trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của luật nhà ở, luật xây dựng và pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ đề ra.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về quy định về lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở dựa trên quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép, sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.