#ls #lslawfirm #huyphanquyet #trongtai
Khác với tố tụng Tòa án phải trải qua các hình thức xét xử gồm sơ thẩm, phúc thẩm thì chung thẩm là nguyên tắc đặc trưng của tố tụng trọng tài. Khi trọng tài đã ra phán quyết thì sẽ có hiệu lực thi hành ngay kể từ ngày ban hành phán quyết. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang phải đối mặt với nguy cơ là phán quyết trọng tài bị hủy. Đây cũng là nỗi lo thường trực của các doanh nghiệp khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Phán quyết trọng tài là gì?
Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài Thương mại 2010 (“Luật TTTM”) quy định phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Trong phạm vi bài viết này, phán quyết trọng tài mà các bên có quyền yêu cầu hủy bao gồm: quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên của Hội đồng trọng tài và phán quyết trọng tài của Hội đồng trọng tài.
Phán quyết trọng tài là quyết định phân xử của Hội đồng trọng tài đối với yêu cầu giải quyết tranh chấp của các bên. Phán quyết trọng tài được đưa ra nhằm giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Để có được phán quyết trọng tài, Hội đồng trọng tài phải thực hiện một quy trình tố tụng do Luật TTTM quy định.
Một trong những nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đó là “phán quyết trọng tài là chung thẩm”, có hiệu lực pháp luật ngay kể từ ngày ban hành phán quyết, không bị các đương sự kháng cáo và không bị Viện Kiểm sát kháng nghị.
Tòa án hủy phán quyết của Trọng tài dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Ðiều 68 Luật TTTM và được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP quy định về việc căn cứ huỷ phán quyết trọng tài như sau:
Ví dụ: Trường hợp một bên không được thông báo về đơn khởi kiện quy định tại Điều 32 Luật TTTM kịp thời và hợp pháp theo quy tắc tố tụng trọng tài, Luật TTTM dẫn tới việc không đảm bảo được quyền được thành lập Hội đồng trọng tài là trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trọng tài quy định tại điểm b khoản 2 Điều 68 Luật TTTM.
Về nguyên tắc, Tòa án chỉ hủy phần quyết định có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài mà không hủy phán quyết trọng tài. Trường hợp có thể tách được phần quyết định của Hội đồng trọng tài về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài, thì phần quyết định về vấn đề được yêu cầu giải quyết không bị huỷ.
Trường hợp không thể tách được phần quyết định của Hội đồng trọng tài về vấn đề đã được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu cầu giải quyết tại Trọng tài, thì Tòa án hủy phán quyết trọng tài đó.
Tòa án chỉ xem xét việc xác định chứng cứ giả mạo nếu có chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó và chứng cứ đó phải có liên quan đến việc ra phán quyết, có ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết. Tòa án phải căn cứ vào quy định Luật TTTM, quy tắc tố tụng trọng tài, thỏa thuận của các bên và quy tắc xem xét, đánh giá chứng cứ mà Hội đồng trọng tài áp dụng khi giải quyết vụ việc để xác định chứng cứ giả mạo.
Tòa án chỉ hủy phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng phán quyết trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết trọng tài và phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba.
Nghĩa vụ chứng minh khi tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được xác định như sau:
Thủ tục xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
Căn cứ Điều 71 Luật TTTM quy định về toà án xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài như sau:
Trường hợp một trong các bên yêu cầu Hội đồng xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.
Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài:
“… 2. Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà cần kiểm tra phán quyết trọng tài có thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM hay không. Nếu xét thấy phán quyết trọng tài thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM và Hội đồng trọng tài không khắc phục hoặc không thể khắc phục được theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 7 Điều 71 Luật TTTM, thì Hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào điểm tương ứng tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM để ra quyết định huỷ phán quyết trọng tài. Nếu xét thấy phán quyết trọng tài không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM, thì Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định không huỷ phán quyết trọng tài. Quyết định về việc hủy phán quyết trọng tài được thực hiện theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
3. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét đơn yêu cầu xem xét tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài khi có yêu cầu của một bên trong trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 71 Luật TTTM. Quyết định tạm đình chỉ xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
4. Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 71 Luật TTTM. Quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được thực hiện theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị quyết này.”
Như vậy, phán quyết trọng tài tùy từng trường hợp có thể bị hủy khi có đơn yêu cầu tòa án xem xét và đảm bảo các quy định khác có liên quan. Cần nắm rõ các quy định về chủ thể, phạm vi xem xét, thủ tục liên quan đến việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài không chỉ đảm bảo quyền lợi đối với các bên tranh chấp mà còn tuân thủ quy định pháp luật, đi đến mục tiêu chung là giải quyết tranh chấp.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây chúng tôi đã trình bày quy định về hủy phán quyết trọng tài tại Việt Nam dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào điều xem như không được phép./.