#ls #lslawfirm #condau #condaucuadoanhnghiep
Con dấu giúp phân biệt được các loại hình doanh nghiệp với nhau và có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với doanh nghiệp khi tham gia giao dịch, thỏa thuận và được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ do doanh nghiệp phát hành. Pháp luật quy định về con dấu như thế nào, LS Law Firm xin nêu một số nội dung quy định về con dấu như sau:
Phân loại con dấu
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 con dấu chia thành 02 loại bao gồm:
Con dấu dưới hình thức "chữ ký số" là quy định mới trong Luật Doanh nghiệp 2020, đây là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể được xác định chính xác (quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số). Sự ra đời của chữ ký số đã đáp ứng xu hướng phát triển trong thời đại kỹ thuật số, giao dịch điện tử và giúp doanh nghiệp thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng.
Hình thức con dấu
Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp được quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp và phải tự chịu trách nhiệm cho sự quyết định của mình.
Quản lý và sử dụng con dấu
Việc quản lý và lưu giữ dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ Công ty hoặc quy chế của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020).
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định doanh nghiệp trước khi sử dụng con dấu phải thực hiện thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và việc quản lý, sử dụng con dấu do doanh nghiệp hoàn toàn quyết định.
Tuy nhiên đối với một số tổ chức, đơn vị được thành lập theo Luật Công chứng, Luật Luật sư, Luật Giám định tư pháp, Luật Giáo dục, Luật Báo chí,…thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu. Đồng thời, cần tiến hành đăng ký mẫu dấu tại cơ quan Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội theo quy định.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về Con dấu doanh nghiệp dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Qúy khách có nhu cầu cần tư vấn hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào điều xem như không được phép./.