#ls #lslawfirm #phongtoa #tienchovaydatcoc
Trong lĩnh vực bất động sản, khách hàng mua nhà thực hiện đặt cọc với chủ đầu tư là chuyện phổ biến thời gian qua, trong trường hợp bên nào không thực hiện thì khoản đặt cọc được giải quyết theo quy định của luật. Ở đây, khách hàng và chủ đầu tư có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Tuy nhiên, dựa vào diễn biến thị trường bất động sản trong thời gian qua, để đảm bảo quyền lợi cho người có nhu cầu đối với bất động sản, kiểm soát hoạt động của thị trường bất động sản cũng như bảo vệ toàn hệ thống ngân hàng, quy định về phong tỏa tiền cho vay đặt cọc được khách hàng và chủ đầu tư đặc biệt quan tâm.
Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/09/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh của ngân hàng nước ngoài (“tổ chức tín dụng”) đối với khác hàng đã giao cho các tổ chức tín dụng quyền ban hành các quy định nội bộ, trong đó có một số nội dung mà trước đây chưa quy định nay được bổ sung để các tổ chức tín dụng có thể tự quyết định trong thẩm quyền của mình như cho vay để trả nợ tổ chức tín dụng khác, cho vay theo phương thức điện tử hoặc cho vay để thanh toán nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
Liên quan đến quy định nội bộ về cho vay để thanh toán nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, căn cứ điểm b, điểm c khoản 2 Điều 22 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c, điểm d khoản 6 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN quy định nội bộ về cho vay của tổ chức tín dụng được thực hiện trong toàn hệ thống và phải có tối thiểu các nội dung được liệt kê theo quy định. Trong đó, có nội dung thẩm định, phê duyệt, quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của cá nhân trong quá trình vay vốn của khách hàng. Cụ thể:
Đồng thời, theo khoản 5 Điều 26 Thông tư 39/2016/NHNN được bổ sung bởi Thông tư 06/2023/TT-NHNN quy định như sau: Trường hợp cho vay để thanh toán tiền nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tổ chức tín dụng phải phong tỏa số tiền giải ngân vốn cho vay tại tổ chức tín dụng cho vay theo quy định của pháp luật, thỏa thuận của các bên tại thỏa thuận cho vay cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.
Theo quy định nêu trên, việc Ngân hàng cho người mua bất động sản vay để thanh toán đặt cọc mua nhà ở, trong trường hợp người mua bất động sản đề nghị giải ngân thẳng vào tài khoản của chủ đầu tư được lập tại ngân hàng cho vay thì chủ đầu tư dự án/bên nhận đặt cọc sẽ bị phong tỏa số tiền nhận cọc tại ngân hàng của bên vay (bên đặt cọc), không được sử dụng số tiền đó cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.
Như vậy, hiện nay khi ngân hàng cho vay đặt cọc cần phải có biện pháp phong tỏa số tiền đặt cọc tại tổ chức tín dụng cho vay theo quy định của pháp luật, thỏa thuận của các bên cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm. Trong quá trình kiểm tra, giám sát phải đảm bảo thu hồi được vốn cho vay trong trường hợp các bên không thực hiện đúng thỏa thuận nghĩa vụ bảo đảm.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về phong tỏa tiền cho vay đặt cọc dựa trên quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép, sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.