#ls #lslawfirm #nhanhieu #nhanhieuthongthuong
Nhãn hiệu thông thường là loại nhãn hiệu thường gặp, phổ biến và được biết đến nhiều hơn các nhãn hiệu khác. Nhãn hiệu thông thường được đính kèm cùng với sản phẩm và dịch vụ tạo nên sự phân biệt với các sản phẩm, dịch vụ khác.
Thế nào được gọi là nhãn hiệu thông thường?
Nhãn hiệu thông thường bao gồm: nhãn hiệu sản phẩm và nhãn hiệu dịch vụ, mà chúng ta thường thấy trên thị trường nhằm mục đích phân biệt với các nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức khác. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh và sự kết hợp được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc khác nhau. Nhãn hiệu thông thường là cơ sở, nguồn gốc hình thành nên nhãn hiệu thường gặp khác.
Chủ thể nào có quyền đăng ký đối với nhãn hiệu?
Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Luật SHTT), chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm cả tổ chức và cá nhân sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ có quyền đăng ký, cụ thể như sau:
Điều kiện chung bảo hộ nhãn hiệu được quy định như thế nào?
Theo Điều 72 Luật SHTT, để một nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ, nhãn hiệu đó phải đáp ứng được hai điều kiện sau đây:
Ngược lại những trường hợp không thỏa mãn hai điều kiện trên thì không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu (theo Điều 73 và Điều 74 Luật SHTT).
Thời gian bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?
Theo khoản 6 Điều 93 Luật SHTT, thời hạn của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được quy định như sau:
Thế nào là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?
Theo khoản 1 Điều 129 Luật SHTT, để xác định một hành vi là hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu có thể dựa vào các căn cứ sau đây:
“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”
Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó cần nhận biết và xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu để khắc phục, ngăn chặn kịp thời các hành vi gây hại đó, mang lại kết quả tốt nhất cho chủ sở hữu nhãn hiệu.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những thông tin cơ bản về nhãn hiệu thông thường trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Qúy khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia, Luật sư của LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào điều xem như không được phép./.