#ls #lslawfirm #gopvonmuatraiphieu
Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán mà khi đầu tư cần phải có những kiến thức nhất định, vì vậy pháp luật quy định rất cụ thể những đối tượng được mua trái phiếu doanh nghiêp. Vậy nhà đầu tư có được cùng góp vốn mua với nhà đầu tư khác không?
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại khoản 13 Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-NHNN như sau:
...
“13. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là việc mua hoặc ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác) mua trái phiếu doanh nghiệp”.
Như vậy, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp được hiểu là việc mua hoặc ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác) mua trái phiếu doanh nghiệp.
Đối tượng nào được mua trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi?
Đối tượng mua trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 3 Nghị định 08/2023/NĐ-CP) như sau:
Nhà đầu tư mua trái phiếu
1. Đối tượng mua trái phiếu
a) Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
b) Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
c) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán theo quy định tại Điều 11 Luật Chứng khoán. Tổ chức có trách nhiệm xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 155/2020/NĐ-CP), ngoại trừ việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp quy định tại điểm d khoản này.
...
Như vậy, đối với trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi thì đối tượng mua trái phiếu là:
(1) Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
(2) Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
Nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp có được cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư khác không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 3 Nghị định 08/2023/NĐ-CP) có nội dung như sau:
Nhà đầu tư mua trái phiếu
...
2. Trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu
đ) Thực hiện giao dịch trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; không được bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dưới mọi hình thức. Việc huy động vốn và mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
...
Theo đó, nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp không được cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dưới mọi hình thức.
Như vậy, nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp có thể cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về Nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp có được cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư khác không? dựa trên quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép, sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.