#ls #lslawfirm #nguyentacdacthu #totungdansu
Những nguyên tắc đặc thù trong Luật Tố tụng dân sự được đặt ra để bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, bên cạnh đó là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khi tham gia vào quá trình tố tụng. Để hiểu rõ hơn về những nguyên tắc này, mời bạn đọc bài viết dưới đây!
Nhà nước đại diện cho lợi ích hợp pháp của các giai cấp trong xã hội nên quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể này sẽ được Nhà nước bảo hộ.Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự thì các chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác khi bị xâm phạm.
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5 BLTTDS 2015)
Điều này được xuất phát từ các nguyên tắc trong giao lưu dân sự cụ thể là:
Ðương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tuy nhiên, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền thay đổi, chấm dứt các yêu cầu của mình hoặc có thể thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
Trong tố tụng dân sự, các đương sự là người trong cuộc, đưa ra các yêu cầu và nắm rõ được sự việc nên họ phải cung cấp cho Tòa án các chứng cứ và chứng minh tính chính xác, đầy đủ của chứng cứ đó để làm rõ vụ việc.
Các đương sự có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và phải chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh giống như đương sự.
Tòa án chỉ tiến hành việc xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do pháp luật quy định. Tòa án chỉ hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ và thực hiện nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp họ không thể tự mình thực hiện được và trong trường hợp pháp luật có quy định khác.
Để bảo đảm giải quyết vụ việc dân sự được khách quan, đúng quy định của pháp luật thì các đương sự phải được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự. Nguyên tắc này là tiền đề chủ yếu để thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa.
Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật và không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng và không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và các vấn đề khác. Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, Tòa án có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Điều này xuất phát từ quyền tự định đoạt và quyết định của các đương sự.
- Hòa giải là một phương thức giải quyết vụ án dân sự rất văn minh và có nhiều ưu điểm như:
Do đó, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự có thể thỏa thuận với nhau trong việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về Những nguyên tắc đặc thù của Luật tố tụng Dân sự năm 2015 dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Qúy khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.