#ls #lslawfirm #loiichcuacacben #muaban #sapnhapdoanhnghiep #M&A
Trước xu hướng toàn cầu hóa, nhiều công ty phải thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp để tăng cường sự hiện diện trên phạm vi quốc tế và mở rộng thị phần ở các thị trường mới. Khi tham gia vào hoạt động M&A, các bên đều có những mục đích riêng nhằm mang lại lợi ích nhiều nhất cho công ty của mình. Như vậy, những mục đích cũng như lợi ích mà M&A mang lại là gì? LS Law Firm xin nêu một số nội dung sau!
Mục đích và lợi ích của bên mua khi tham gia hoạt động M&A
Thứ nhất, M&A là một hình thức đầu tư vốn dư thừa hiệu quả và có kiểm soát.
Khi đầu tư vốn vào hoạt động M&A, bên mua không chỉ được nắm giữ cổ phần mà còn được nắm quyền kiểm soát đối với công ty bán. Do đó, bên mua được kiểm soát việc công ty bán sử dụng nguồn vốn của mình như thế nào. Điều này giúp cho bên mua được nắm quyền chủ động, việc đầu tư nguồn vốn có lời hay lỗ thì cũng là một phần được dựa trên quyết định của bên mua. Điểm này khác với hình thức đầu tư vốn thông thường là doanh nghiệp chỉ bỏ vốn và việc lời hay lỗ thì đều phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty được đầu tư.
Thứ hai, giúp tăng doanh thu.
M&A là một hình thức đầu tư mà bên mua có thể thực hiện nhằm tăng doanh thu nhờ vào việc mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần, sáp nhập hoặc là thâu tóm một công ty khác có tiềm năng trên thị trường và dựa vào hoạt động kinh doanh của công ty đó để mang lại nguồn doanh thu cho công ty của mình.
Thứ ba, giúp giảm chi phí đầu tư.
Nhờ tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có từ bên bán như máy móc, nhân lực, thị phần, kênh phân phối của công ty mục tiêu, bên mua có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí sau khi tham gia vào hoạt động M&A.
Thứ tư, nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường thông qua mở rộng thị trường địa lý và sản phẩm.
Thông qua M&A, doanh nghiệp sẽ chiếm một lượng thị phần lớn trên thị trường, qua đó mà có thể mở rộng thị trường địa lý cũng như thị trường sản phẩm và có sức ảnh hưởng lớn hơn.
Thứ năm, giảm đối thủ cạnh tranh.
Sau khi các công ty thực hiện một thương vụ M&A thành công, thì bên mua sẽ được nắm quyền kiểm soát một phần hoặc toàn bộ đối với công ty của bên bán. Do đó mà đối thủ cạnh tranh của bên mua sẽ được giảm xuống.
Mục đích và lợi ích của bên bán khi tham gia hoạt động M&A
Thứ nhất, thu lại lợi nhuận nhanh nhất từ công ty.
Khi hoạt động M&A được thực hiện thành công, bên bán sẽ có cơ hội được thu lại một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận từ công ty mà không cần phải tốn nhiều thời gian. Vì khi tham gia vào hoạt động M&A thì bên mua thường là những công ty có nguồn vốn vững mạnh và có vị thế trên thị trường cho nên bên bán sẽ thu lại được lợi nhuận một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn mà không cần phải chờ bên mua huy động nguồn vốn.
Thứ hai, có thể chấm dứt hoạt động của công ty bằng thủ tục nhanh chóng.
Nhờ hoạt động M&A, bên bán có thể trao toàn bộ quyền kiểm soát cho bên mua ngay sau khi hoàn thành xong các thủ tục và chấm dứt quyền cũng như nghĩa vụ liên quan mà không phải giải quyết những vấn đề như nợ,... vì đã được giao cho bên mua.
Thứ ba, tối đa hóa nguồn lợi từ hoạt động định giá toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình của công ty.
Khi thực hiện hoạt động M&A, bên bán có thể bán toàn bộ tài sản của công ty mình cho bên mua. Do đó, có thể tối đa hóa lợi nhuận nhờ vào việc bán tài sản hữu hình lẫn vô hình của mình.
Thứ tư, là một công cụ để phát triển doanh nghiệp từ vốn của công ty mua lại hoặc hợp nhất.
Vì vậy, một số lợi ích mà bên bán có thể được hưởng từ bên mua khi thực hiện M&A là nguồn lực tài chính. Bởi vì sau khi thực hiện M&A thì tài chính của công ty sẽ được tăng lên đáng kể nhờ vào nguồn vốn mà bên mua đã bỏ ra, ngoài ra, khi thực hiện M&A thì bên bán còn được hưởng một số lợi ích từ công nghệ, thương hiệu,... mà bên mua có sẵn. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế luôn quan tâm đến việc giao dịch M&A.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về Lợi ích của các bên khi tham gia mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Nếu Qúy khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào điều xem như không được phép./.