#ls #lslawfirm #huydongvon #duannhaothuongmai
Để thực hiện một dự án bất động sản nói chung và dự án nhà ở thương mại nói riêng thì nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của các chủ đầu tư dự án. Để đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ cho việc triển khai dự án, ngoài nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì nguồn vốn huy động từ bên ngoài cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Vậy chủ đầu tư dự án được phép huy động vốn dưới những hình thức nào và phải thỏa mãn những điều kiện gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc trên.
1. Các hình thức huy động vốn cho dự án nhà ở thương mại
Theo Điều 69 Luật Nhà ở 2014 và Điều 19 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, việc huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại chỉ được thực hiện thông qua các hình thức:
- Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
- Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
Như vậy, chủ đầu tư muốn huy động vốn để đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại thì chỉ được thực hiện thông qua 03 hình thức trên. Những hình thức huy động vốn khác không thuộc 03 hình thức trên đều không được pháp luật công nhận.
2. Điều kiện huy động vốn cho dự án nhà ở thương mại
- Điều kiện huy động vốn theo hình thức “Góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”
Theo điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, việc huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở theo hình thức này phải thông qua hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh; chủ đầu tư chỉ được ký kết các hợp đồng này sau khi có đủ điều kiện sau đây:
Lưu ý: Bên tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng; chủ đầu tư không được áp dụng hình thức huy động này hoặc các hình thức huy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn, trừ trường hợp góp vốn thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.
- Điều kiện huy động vốn theo hình thức “Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai”
Theo điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, trường hợp ký hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai mà thu tiền trả trước của người mua, thuê, thuê mua nhà ở thì phải tuân thủ các điều kiện và hình thức mua, thuê, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, cụ thể được quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014:
Từ những quy định trên cho thấy, chủ đầu tư không được tự do huy động vốn dưới bất kỳ hình thức nào mà chỉ được huy động dưới những hình thức nhất định và phải thỏa mãn các điều kiện luật định. Nếu huy động vốn trái phép thì không được pháp luật công nhận, chủ đầu tư có thể bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho người tham gia góp vốn.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây chúng tôi đã trình bày đến Quý khách những hình thức và điều kiện để huy động vốn cho dự án nhà ở thương mại dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào điều xem như không được phép./.