Hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005 là “tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai". Bất động sản và động sản theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
“1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”
Như vậy, có thể dùng phương pháp loại trừ để phân biệt được như thế nào là động sản và bất động sản. Tuy nhiên ở đây đặt ra một vấn đề dựa trên khái niệm về hàng hóa tại khoản 2 điều 3 Luật Thương Mại 2005 là trong trường hợp hai bên có ký kết hợp đồng mua bán tài sản là 100 căn hộ chung cư chưa xây dựng phần móng theo quy định pháp luật. Sau đó một trong hai bên yêu cầu hủy hợp đồng để lấy lại tiền và trong điều khoản của hợp đồng cũng quy định cả hai bên sẽ giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam. Do đó, sẽ xảy ra hai trường hợp:
Chính vì khái niệm về hàng hóa theo Luật thương mại 2005 khá rộng, bao gồm cả động sản hình thành trong tương lai nên dẫn đến công trình xây dựng cũng được xem là hàng hóa. Nhưng cùng một thỏa thuận, một cơ quan giải quyết tranh chấp nhưng lại có sự khác biệt sẽ dễ gây nên cảm giác phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Khi mà Việt Nam trở thành đối tác chiến lược với nhiều quốc gia trên thế giới, nên rất cần có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn về khái niệm hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Thương Mại 2005.
Hoạt động thương mại là gì?
Hoạt động thương mại hiểu theo nghĩa hẹp được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Từ khái niệm này đặt ra một vấn đề là “mục đích sinh lời” được hiểu là mục đích vì lợi nhuận, vậy liệu những hoạt động từ thiện, hoạt động nội bộ của công ty như du lịch thường niên hay mua nguyên, vật liệu nhằm mục đích cải thiện không gian làm việc của nhân viên thì đây là những hoạt động không nhằm mục đích sinh lời. Chính vì vậy, dựa vào quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương Mại 2005 không được xem là hoạt động thương mại thì có thật sự thỏa đáng?. Khi mà những hoạt động này xảy ra tranh chấp đương nhiên không được xem là tranh chấp thương mại. Mặc dù giữa hai bên thực hiện việc trao đổi, mua bán là giữa những thương nhân với nhau. Dù Luật Thương Mại được xem với tư cách là “luật của thương nhân” nhưng lại không được đương nhiên áp dụng khi hai bên tranh chấp đều là thương nhân.
Bên cạnh đó, hoạt động thương mại được hiểu theo nghĩa rộng bao quát hơn là hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng nhiều luật khác nhau. Không chỉ được điều chỉnh bởi Luật thương mại mà còn được điều chỉnh bởi Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật kinh doanh bất động sản, Luật chứng khoán…
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy sự khác nhau giữa hoạt động thương mại được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp vì Luật thương mại 2005 chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong hai khâu như: lưu thông, dịch vụ và chưa bao hàm cho khâu đầu tư, sản xuất.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự “LS Law Firm”
Trên đây là những nội dung cơ bản về Hàng hóa và hoạt động thương mại dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách mong muốn được hỗ trợ pháp lý về những vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý liên quan khác liên quan hãy liên hệ ngay với với các chuyên gia, Luật sư của LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào khi chưa được sự đồng ý của LS Law Firm điều xem như không được phép./.