#ls #lslawfirm #doituongvadieukien #sohuunhaotaiVietNam
Nhà ở là một loại tài sản phổ biến, được phân loại là bất động sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Quyền sở hữu nhà ở là quyền hợp pháp của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước công nhận, bảo hộ. Vậy những đối tượng nào được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam và điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc trên.
1. Đối tượng nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Theo Điều 7 và khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014, đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trường hợp:
2. Các hình thức sở hữu nhà ở hợp pháp tại Việt Nam
Theo khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014, tổ chức, cá nhân được sở hữu nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
- Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
- Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức sau:
3. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8, Điều 160 Luật Nhà ở 2014 và khoản 1 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân được công nhận quyền sở hữu nhà ở khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của pháp luật đất đai.
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
- Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài:
Lưu ý: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây chúng tôi đã trình bày đến Quý khách đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào điều xem như không được phép./.