#ls #lslawfirm #tochuccanhannuocngoai #sohuunhaotaivietnam
Khi Việt Nam tạo được môi trường đầu tư tốt, thì nhu cầu sở hữu về nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam sẽ tăng cao. Do đó, Luật Nhà ở 2014 ra đời đã chính thức ghi nhận quyền được sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.
Theo đó, các đối tượng này phải tuân thủ những điều kiện cụ thể để được sở hữu hợp pháp nhà ở. Đây là quy định thu hút nhiều sự quan tâm vì tổ chức, cá nhân nước ngoài là nguồn khách hàng tiềm năng và là cơ hội để thu hút nguồn đầu tư lớn vào thị trường bất động sản hiện nay. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này trên thực tế còn nhiều lúng túng đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lẫn cơ quan quản lý chuyên môn.
Hiện nay, điều kiện cơ bản để tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu bất động sản tại Việt Nam được quy định như sau:
1. Đối với cá nhân, phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện ưu đãi, miễn trừ ngoại giao (Hộ chiếu còn giá trị và có đóng dấu nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh). Trước đây, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tuy nhiên người nước ngoài cần phải cung cấp Giấy phép lao động và thẻ tạm trú còn thời hạn theo quy định. Điều này, có thể thấy Luật nhà ở đã tạo điều kiện thuận lợi hơn về pháp lý để cá nhân nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam.
2. Đối với tổ chức, cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở, đó là điều kiện ban đầu để tổ chức có thể được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Loại nhà mà Tổ chức, Cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam
Theo quy định của luật Nhà ở và các văn bản pháp luật có liên quan thì Tổ chức, Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại như: Nhà ở chung cư và nhà ở riêng lẻ, trừ Khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam (hiện các Bộ, Ngành chưa thống nhất Khu vực trên). Do đó, có ảnh hưởng không nhỏ đến việc cấp Sổ Hồng cho người nước ngoài khi mua nhà tại Việt Nam.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, và của tổ chức, cá nhân nước ngoài khác (không được nhận chuyển nhượng từ người Việt Nam). Đây là một trong những quy định quan trọng mà chủ đầu tư cũng như người mua nhà cần lưu ý để tránh trường hợp giao kết hợp đồng không đúng quy định sẽ phát sinh tranh chấp và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên ngay sau khi mua nhà.
Nếu Bạn đang gặp khó khăn về các vấn đề pháp lý nêu trên hoặc các vụ việc khác có liên quan, hãy liên hệ với LS Law Firm qua Email:lslawfirm2014@gmail.com để được các luật sư tư vấn và hỗ trợ.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào điều xem như không được phép./.