#ls #lslawfirm #dienmattroimainha
Việc đầu tư điện mặt trời mái nhà đang là hoạt động được chú trọng phát triển bởi điện mặt trời mái nhà góp phần bảo vệ môi trường, cung cấp nguồn năng lượng sạch tại chỗ phục vụ nhu cầu sử dụng năng lượng, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
1. Định nghĩa hệ thống điện mặt trời mái nhà
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam quy định: “5. Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện.”
2. Giấy phép đầu tư điện mặt trời mái nhà
Trước đây khi Thông tư số 36/2018/TT-BCT quy định chỉ có trường hợp sau được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, bao gồm:
“1. Phát điện để tự sử dụng không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
2. Phát điện có công suất lắp đặt dưới 01 MW (01 MWp đối với nhà máy điện mặt trời lắp đặt tại 01 địa điểm và 01 điểm đấu nối) để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
3. Kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
4. Điều độ hệ thống điện quốc gia và điều hành giao dịch thị trường điện lực.”
Tuy nhiên, kể từ khi Thông tư 18/2020/TT-BCT được ban hành ngày 17/7/2020, có hiệu lực ngày 31/8/2020, tại khoản 4 Điều 5 về Phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà quy định “4. Hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực”.
Do đó, hệ thống điện mặt trời mái nhà sẽ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.
3. Ngành nghề đăng ký kinh doanh để đầu tư điện mặt trời mái nhà
Các doanh nghiệp có đầu tư điện mặt trời mái nhà để bán điện cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), hoặc bán điện cho tổ chức, cá nhân khác thì doanh nghiệp đó thuộc trường hợp cần bổ sung ngành nghề sản xuất điện (mã ngành 3511) và/hoặc ngành nghề truyền tải và phân phối điện (mã ngành 3512) theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh điện mặt trời mái nhà mà không thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh phù hợp thì có thể bị phạt vi phạm hành chính do chậm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:
Ngoài ra doanh nghiệp còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm (i), (ii), (iii), (iv) trong trường hợp chưa thông báo thay đổi theo quy định; Và buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm (v) nêu trên.
Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành đã miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực đối với doanh nghiệp kinh doanh điện mặt trời mái nhà. Các doanh nghiệp kinh doanh điện mặt trời mái nhà phải thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh phù hợp để tránh bị xử phạt theo quy định.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về đầu tư điện mặt trời mái nhà dựa trên quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép, sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.