#ls #lslawfirm #vandephaply #doanhnghiepthuonggap
Ngay từ lúc hình thành đến khi đi vào hoạt động kinh doanh, sản xuất, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều phải tuân theo pháp luật. Tuy nhiên trong mọi hoạt động, doanh nghiệp cũng rất khó tránh được hết các vấn đề phát sinh liên quan đến pháp lý. Như vậy, để giảm thiểu tối đa những vấn đề pháp lý sẽ xảy ra doanh nghiệp cần chủ động làm đúng và tuân thủ pháp luật ngay từ những bước đầu tiên. Vậy, những vấn đề pháp lý nào doanh nghiệp thường gặp phải và cần chú ý điều gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây!
1. Đối với doanh nghiệp khi được thành lập:
Đầu tiên, cần xác định tư cách người/ tổ chức góp vốn, thành lập, quản lý doanh nghiệp:
Chủ thể kinh doanh là tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, trừ những tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Điển hình như hai trường hợp sau được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp hiện hành, quy định về tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
“Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp:
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự”. Theo đó thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
Với trường hợp tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự là trường hợp đương nhiên sẽ không được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam vì đang phải chấp hành Bản án hình sự.
Như vậy, khi thành lập doanh nghiệp cần phải lưu ý về thành viên góp vốn, thành viên quản lý của doanh nghiệp mình có thuộc trường hợp luật không có quyền thành lập, góp vốn, quản lý doanh nghiệp.
Về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
“Điều 7. Quyền của doanh nghiệp:
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.”
Tuy nhiên, lưu ý đối từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp cần xem xét ngành, nghề kinh doanh của mình có thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện hay không. Bởi quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với từng ngành, nghề là khác nhau. Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020.
Về lựa chọn tên doanh nghiệp:
Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải đáp ứng những nội dung sau đây:
- Tên doanh nghiệp gồm tên tiếng việt, tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt
+ Đối với tên tiếng việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp; Tên riêng. Ví dụ: Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH; còn tên riêng tuỳ doanh nghiệp lựa chọn đặt theo các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và cả ký hiệu.
+ Tên tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Với tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành
Lưu ý: Doanh nghiệp nên lựa chọn tên một cách cẩn thận, tránh bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác, nếu không tên doanh nghiệp lựa chọn sẽ bị từ chối đăng ký khi bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
2. Đối với doanh nghiệp đã thành lập và đang hoạt kinh doanh:
Pháp lý có thể được coi như khung hoạt động của doanh nghiệp, trong suốt quá trình từ khi bắt đầu được thành lập đến khi tồn tại phát triển, doanh nghiệp ít nhiều sẽ gặp phải những tình huống làm phát sinh vấn đề pháp lý. Khi đó yêu cầu được đặt ra doanh nghiệp phải xử lý vấn đề trên theo quy định pháp luật.
Nghị quyết Hội đồng thành viên không có giá trị pháp lý khi không tuân thủ quy trình ban hành:
Trên thực tế, nghị quyết Hội đồng thành viên đã được thông qua tại cuộc họp theo tỷ lệ luật định hoặc theo Điều lệ Công ty, nhưng sẽ không có hiệu lực thi hành khi bị vi phạm trình tự, thủ tục ban hành.
Người đại diện theo pháp luật đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam:
Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật đang cư trú tại Việt Nam hoặc người được ủy quyền hợp pháp. Tuy nhiên, nếu người đại diện theo pháp luật trên lại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam thì tư cách đại diện sẽ không còn tồn tại giữa các nhân với doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị phải tiến hành cử một người khác làm người đại diện theo pháp luật để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp không bị gián đoạn.
Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý các nội dung trên để trong quá trình hoạt động không gặp phải rủi ro.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về những vấn đề pháp lý doanh nghiệp thường gặp dựa trên quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.