#ls #lslawfirm #trachnhiemphaply #hanhviviphamphapluatdatdai
Xử lý vi phạm pháp luật đất đai là việc áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm nhằm buộc họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lí do hành vi và hậu quả của hành vi vi phạm gây ra. Tùy vào từng hành vi cụ thể mà chủ thể vi phạm sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý tương ứng với mức độ vi phạm. Hãy cùng LS LAW FIRM tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết dưới đây!
Trách nhiệm hành chính
Căn cứ theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (“Nghị định 91/2019/NĐ-CP”) thì khi chủ thể có một trong các hành vi sau sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền. Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
Ví dụ: anh A có hành vi lấn, chiếm 0.04 héc ta đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì sẽ bị áp dụng hình phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn (điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ), áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Trách nhiệm kỷ luật
Chủ thể thi hành công vụ có các hành vi vi phạm sau thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ chịu trách nhiệm kỷ luật:
Trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo Điều 206, 207 Luật Đất đai 2013 thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung năm 2017 (“BLHS 2015”) quy định thì người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị xử lí theo Điều 228 Bộ luật này.
Đối với người lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 229 BLHS 2015 thì cũng sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật này.
Trách nhiệm dân sự
Đối tượng chịu trách nhiệm dân sự là người sử dụng đất, người có trách nhiệm quản lý đất đai hoặc những người khác có hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác thì ngoài việc bị áp dụng một trong những biện pháp trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật, trách nhiệm hình sự còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.
Việc bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm dân sự được áp dụng theo nguyên tắc ngang giá, toàn bộ và kịp thời. Nghĩa là người gây thiệt hại đến đâu thì phải bồi thường đến đó, việc bồi thường phải đầy đủ và thực hiện nhanh chóng.
Như vậy, trách nhiệm pháp lý mà chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng phụ thuộc tính chất, mức độ của chủ thể vi phạm, xử lý vi phạm pháp luật đất đai là nhằm ngăn ngừa và trừng phạt những hành vi vi phạm đồng thời giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, duy trì trật tự, kỷ cương và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý đất đai ở nước ta hiện nay.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về Các hình thức trách nhiệm pháp lý áp dụng cho hành vi vi phạm pháp luật đất đai dựa trên quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết.
Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép, sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.