#ls #lslawfirm #huydongvon
Huy động vốn trong kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai là hoạt động cần thiết nhằm đem lại nguồn vốn cho các chủ đầu tư, tuy nhiên huy động vốn phải tuân theo quy định, không được thực hiện việc huy động vốn trái phép.
Huy động vốn trong kinh doanh bất động sản là gì?
Đó là hoạt động của cá nhân, hoặc của tổ chức kinh doanh tạo ra nguồn vốn nhằm mục đích thực hiện các dự án bất động sản dưới các hình thức khác nhau. Đây cũng là hoạt động xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh bất động sản. Việc này giúp cho các nhà đầu tư có nguồn vốn nhanh chóng để thực hiện những dự án khác.
Các hình thức huy động vốn trong kinh doanh bất động sản
Theo Điều 69, Luật nhà ở 2014, chủ đầu tư có thể huy động vốn trong kinh doanh bất động sản thông qua các hình thức sau:
Nguyên tắc huy động vốn thực hiện dự án bất động sản:
+ Hình thức huy động vốn phải phù hợp đối với từng loại nhà ở theo quy định của Luật nhà ở. Các trường hợp huy động vốn không đúng hình thức và không đáp ứng đủ các điều kiện đối với từng loại nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì không có giá trị pháp lý.
+ Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải có đủ điều kiện để huy động vốn theo quy định của pháp luật về nhà ở.
+ Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vốn cho phát triển nhà ở.
+ Tổ chức, cá nhân phải sử dụng vốn đã huy động vào đúng mục đích phát triển nhà ở đó, không được sử dụng vốn đã huy động cho dự án khác hoặc mục đích khác.
Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở tại dự án đó; nghiêm cấm chủ đầu tư huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở được ứng trước của khách hàng theo quy định của pháp luật; trường hợp sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc chiếm dụng vốn đã huy động hoặc huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở ứng trước của khách hàng thì phải hoàn lại số tiền đã huy động sai quy định, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thế nào được xem là huy động vốn trái phép?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, những trường hợp sau là sử dụng huy động vốn trái phép:
Thứ nhất, huy động vốn trái phép của chủ đầu tư là việc chủ đầu tư khi chưa đủ điều kiện để được huy động vốn đã huy động vốn của khách hàng.
Thứ hai, chủ đầu tư sử dụng vốn huy động sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc chiếm dụng vốn đã huy động hoặc huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở ứng trước của khách hàng.
Trường hợp sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc chiếm dụng vốn đã huy động hoặc huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở ứng trước của khách hàng thì phải hoàn lại số tiền đã huy động sai quy định, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về các hình thức huy động vốn trong kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai dựa trên quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép, sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.