#ls #lslawfirm #baove #chedohonnhangiadinh
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình là một nội dung rất cần thiết để giữ gìn mối quan hệ gia đình bền vững, đảm bảo các quyền và lợi ích của thành viên trong gia đình. Điều này được quy định cụ thể ở Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (“HNGĐ 2014”) bằng việc cấm các hành vi sau đây:
Kết hôn giả tạo là hôn nhân giữa nam và nữ không dựa trên nguyên tắc tự nguyện mà dựa vào lợi ích cá nhân để tồn tại, sau khi hết mục đích lợi dụng thì sẽ dẫn đến ly hôn. Điều này gây nên nhiều hệ lụy và không đạt được mục đích chính là xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Ly hôn giả tạo sẽ gây ra nhiều hệ lụy khi các bên trốn tránh nghĩa vụ tài sản, gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ.
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn. Gia đình tảo hôn thường không đủ khả năng về tài chính để nuôi dưỡng con cái tốt hơn, thiếu kiến thức về xã hội dẫn đến dễ mâu thuẫn trong cuộc sống. Kết hôn và mang thai sớm sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe của người phụ nữ, đặc biệt là trẻ em gái khi sinh con. Vậy nên, việc pháp luật quy định cấm tảo hôn sẽ giúp giảm tỷ lệ ly hôn và phá thai.
Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là hành vi dùng mọi cách để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ. Đây được coi là hành vi không tôn trọng ý muốn của người khác. Hôn nhân là dựa trên tinh thần tự nguyện, nếu cưỡng ép, áp đặt thì sẽ không hạnh phúc. Người cản trở kết hôn hay ly hôn là cản trở quyền tự do hạnh phúc của người khác và gây đau đớn về mặt tinh thần nên cần phải nghiêm cấm.
Hôn nhân được dựa trên nguyên tắc một vợ một chồng, tôn trọng lẫn nhau, việc chung sống với người đã có gia đình là trái với đạo đức và pháp luật, cần xử lý nghiêm để răn đe.
Việc kết hôn trực hệ hoặc với những người có họ trong phạm vi ba đời sẽ khiến con cháu sinh ra dễ bị mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, tỷ lệ tử vong cao, làm suy giảm giống nòi, ảnh hưởng đến chất lượng dân số và gây rắc rối về cách xưng hô trong quan hệ gia đình. Bên cạnh đó pháp luật cũng cấm việc kết hôn giữa những người từng có quan hệ cha, mẹ, con với nhau vì đó là hành vi trái với đạo đức và thiếu chuẩn mực xã hội.
Đây là các hành vi trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người bị hại và cả chế độ hôn nhân do pháp luật bảo vệ. Do đó, pháp luật quy định biện pháp xử phạt đối với các hành vi trên tại Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Ngoài ra nếu cá nhân tái phạm thì có thể bị xử lý hình sự.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản cần biết về Bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Qúy khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia, Luật sư của LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.