#ls #lslawfirm #baohoquyentacgia #sohuutritue
Bảo hộ quyền tác giả đang là vấn đề được tác giả và chủ sở hữu tác phẩm quan tâm hiện nay, vì nó chính là cơ chế để quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ tối đa. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề xoay quanh việc bảo hộ quyền tác giả từ các khía cạnh sau!
Bảo hộ quyền tác giả là gì?
Bảo hộ quyền tác giả là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận quyền tác giả của người sáng tạo ra tác phẩm, với việc ghi nhận bằng văn bằng bảo hộ các quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu sẽ được pháp luật bảo vệ, các chủ thể khác nếu như có hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Thông qua đó, có thể thấy được bảo hộ quyền tác giả là một hoạt động tiêu biểu nhằm tôn vinh, khen thưởng bảo vệ cho thành quả của người sáng tạo ra tác phẩm; bên cạnh đó còn tạo ra môi trường văn minh, công bằng giúp cho các tổ chức, cá nhân có thể tự do sáng tạo, cống hiến trí tuệ của mình cho nhân loại nhằm giúp tạo động lực, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước.
Bảo hộ quyền tác giả cần thực hiện các bước nào?
Quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế tự động và không có quy định bắt buộc tác giả hay chủ sở hữu tác phẩm phải đăng ký với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, để có thể tận dụng tối đa cơ chế bảo vệ thì mỗi người sáng tạo cần có sự chú trọng nhất định đến việc bảo hộ tác phẩm của mình bằng cách đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cách thức đăng ký bảo hộ quyền tác giả:
Thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả được quy định khá cụ thể như sau:
Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng… chưa được công bố thì được bảo hộ hai mươi lăm (25) năm; một trăm (100) năm kể từ khi được định hình đối với tác phẩm định hình (điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành);
Ngoài ra, đối với tác phẩm khác thì được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và năm mươi (50) năm tiếp theo khi tác giả chết; nếu có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết (điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành).
Các hành vi xâm phạm quyền tác giả theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:
…
Vì vậy, khi xác định được dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả thì tổ chức, cá nhân có sản phẩm được bảo hộ có thể nhờ sự giúp đỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức hành nghề luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Để tránh việc đánh cắp bản quyền thì chúng ta nên sớm đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình tại cơ quan quản lý chuyên môn.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là nội dung cơ bản về Bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ dựa trên quy định pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Qúy khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý liên quan khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào khi chưa được phép của LS Law Firm đều xem như không được phép./.