#ls #lslawfirm #đtm
Khi các dự án xây dựng mọc lên hàng loạt, cùng lúc đó những vấn đề môi trường cũng dần gia tăng. Do đó, không phải mọi dự án nào được đề xuất cũng được thông qua và tiến hành thực hiện. Các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) có vai trò quan trọng trong việc quyết định có thực hiện dự án hay không, giúp các chủ dự án có trách nhiệm với môi trường tự nhiên xung quanh, chủ động tìm hiểu và phân tích các yếu tố môi trường để đưa ra những kết luận cần thiết cho dự án. Vậy báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản đến với quý độc giả về báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Căn cứ theo Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
“a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.”
Lưu ý: Những đối tượng trên thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì không bắt buộc thực hiện đánh giá tác động môi trường.
2. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
3. Chủ thể thực hiện đánh giá tác động môi trường
Theo khoản 1 Điều 31 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định có 2 chủ thể có thể tiến hành việc đánh giá tác động môi trường:
Cụ thể, theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm của chủ dự án đầu tư trong quá trình hoàn thiện báo cáo đánh giá như sau:
“2. Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường khi có một hoặc các thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết như sau:
a) Tăng quy mô, công suất của dự án tới mức phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Thay đổi công nghệ sản xuất của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, trừ trường hợp dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có địa điểm thực hiện dự án thay đổi phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải hoặc thay đổi nguồn tiếp nhận làm gia tăng ô nhiễm, sạt lở, sụt lún.”
Như vậy, thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường là quá trình xác định khả năng ảnh hưởng đến môi trường xã hội và cụ thể là đến sức khỏe của con người. Việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường có vai trò quan trọng trong việc quyết định có thực hiện dự án hay không, quy định phạm vi trách nhiệm của chủ dự án đầu tư đối với môi trường tự nhiên xung quanh. Đối với hành vi không thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp thuộc đối tượng phải thực hiện sẽ chịu các biện pháp xử phạt tương ứng.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về báo cáo đánh giá tác động môi trường dựa trên quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về vấn đề nêu trên hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép, sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào đều xem như không được phép./.