#ls #lslawfirm #antoanthucpham #nhunghanhvibicam
Trước nhu cầu mức sống ngày càng cao của con người, các dịch vụ kinh doanh ăn uống được mở rộng với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không tuân thủ các điều kiện, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như: Mua và sử dụng nguyên liệu, thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, sử dụng các chất phụ gia ngoài Danh mục do Bộ Y tế quy định; kinh doanh, sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng.
Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, Quốc hội đã ban hành Luật An toàn thực phẩm 2010 trong đó quy định một số hành vi bị nghiêm cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm:
- Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.
Trong quá trình chế biến, nhà sản xuất có thể đưa thêm vào sản phẩm các chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm hoặc các nguyên liệu khác, nhưng các nguyên liệu trên phải đảm bảo là loại dùng trong chế biến thực phẩm để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
- Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.
Quy định về thời hạn sử dụng thực phẩm là tất cả những chỉ tiêu, quy chuẩn quy định về thời hạn mà thực phẩm giữ được giá trị dinh dưỡng và các điều kiện cần thiết để bảo đảm điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhằm tránh gây ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh liên quan đến tiêu hóa.
- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể làm cho con người mắc các bệnh truyền nhiễm từ động vật, nhẹ hơn là bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.
Ngoài ra, pháp luật cũng nghiêm cấm một số hành vi trong kiểm soát an toàn thực phẩm như:
Nếu cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm rơi vào những trường hợp bị cấm như trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà đối tượng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1, Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, mức phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm của cá nhân là 100.000.000 đồng và tổ chức là 200.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Điều 317 Bộ luật hình sự năm 2015.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH LS và Cộng sự (“LS Law Firm”)
Trên đây là những nội dung cơ bản về an toàn thực phẩm và những hành vi bị cấm dựa trên những quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện bài viết. Nếu Qúy khách có nhu cầu cần tư vấn hoặc đang quan tâm đến các dịch vụ pháp lý liên quan khác, hãy liên hệ ngay với LS Law Firm qua Email: lslawfirm2014@gmail.com để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mọi việc sao chép sử dụng bài viết để làm chứng cứ riêng trong bất kỳ vụ, việc nào điều xem như không được phép./.